P1 đã nói về sai lêch độ thẳng, phần này sẽ tiếp tục các dung sai khác.

3.2 Sai lệch độ phẳng.

Ta sẽ lấy mặt rộng nhất, phẳng nhất của chi tiết làm chuẩn để đo độ phẳng của mặt

(Nếu có so với chuẩn nào đó của chi tiết thì chỉ cần đặt mặt đó xuống mặt bàn chuẩn rồi dùng dụng cụ đo độ cao để kiểm tra tại các điểm cách xa nhau nhất trên chi tiết)

Ở hình vẽ bên dưới là do mặt chuẩn để so không phẳng(không đặt thẳng được xuống mặt bàn chuẩn) nên ta dùng thêm 3 chân đỡ (Jack) tại 3 điểm A, B, C có thể điều chỉnh để nó cao bằng nhau.(Hiếm khi phải làm thế này lắm)

Cách rà độ phẳng: Chọn 1 điểm bất kí ở 1 góc làm điểm chuẩn rồi cho đồng hồ đo về 0, sau đó cho dụng cụ đo chạy theo các đường kẻ như hình dưới

tại vị trí nào mà kim đo lệch xa điểm 0 nhất thì đó là gái trị dung sai lớn nhất của mặt phẳng. tùy vào nó nằm trước hay sau vạch 0 mà ra max trên và max dưới.

Trên bản vẽ kí hiệu và hiểu nó như thế nào?

Như hình trên, nếu độ phẳng là trong vòng 0.04 có nghĩa là: khi đặt chi tiết lên mặt chuẩn, lấy dụng cụ đo độ cao ra, set vị trí kích thước theo bản vẽ cho kim về 0, sau đó rà xung quanh chi tiết. Nếu mọi vị trí đều nằm trong khoảng 0.04  thì mặt này đạt yêu cầu.

không may có điểm-0.02 và có điểm +0.03 thì sẽ NG vì lúc này dung sai cho phép là 0.05

Có những trường hợp người ta chỉ định vùng cần dung sai.(Có những tình huống là mặt phẳng rất lớn, nhưng mặt phẳng làm việc chỉ có 1 mảng nhỏ để lắp chi tiết khác chẳng hạn)

Trong phạm vi hình vuông 40×40 mới áp dụng dung sai này

Lúc này ta lấy 1 điểm trong vùng cần kiểm tra làm chuẩn 0, sau đó rà trong vùng chỉ định. Dù các điểm ngoài vùng chỉ định có sai số lên đến mấy lần cho phép chăng nữa vẫn OK miễn vùng chỉ định ok.

Điều này mình cũng từng gặp khi đo 1 chi tiết, nó yêu cầu độ phẳng 0.05, nhưng lúc đo lại vượt lên tận 0.1, lúc đấy chỉ đo vùng làm việc(vùng lắp chi tiết khác vào), nếu vẫn trong vòng 0.05 thì vẫn OK.

Nội dung này khả dễ nên chắc không khó để lí giải.

3.3 Độ tròn.

Độ tròn này không liên quan tới đường tâm.

Khái niệm độ tròn khá dễ: Tại mọi mặt cắt vuông góc với trục tâm biên dạng của mặt cắt nằm trong phạm vi cho phép là OK

Vậy làm sao đo được độ tròn?

・Có thể dùng 2 Khối V gọi là  3 điểm chạm

Cho chi tiết xoay tròn trên khối V 1 vòng. Trong 1 vòng xoay đó, đồng hồ lệch đi bao nhiêu thì sẽ ra sai số về độ tròn. Nếu không có chỉ thị đặc biệt thì phải đo nhiều lần tại nhiều vị trí khác nhau dọc theo mặc chỉ định.

・Phương pháp khác là 2 điểm chạm

Cách đo thì giống 3 điểm chạm

・Phương pháp đo bằng Cylinder Gauge

Link xem ở đây(Phút thứ 1:51):https://youtu.be/YpYimvLEtvk

・Phương pháp đo 3D  cái này có vẻ đang phổ biến(?) các bạn có thể dễ dàng tìm trên mạng

Chỉ thị và cách lí giải cho vùng cho phép:

Chỉ thị độ tròn

Giả sử mặt cắt như hình bên dưới. mọi vị trí mặt cắt đều nằm trong vùng đỏ là OK,(Đường xanh là biên dạng thực tế khi đo vẽ có chút phóng đại cho dễ hiểu)

3.4 Sai lệch độ trụ.

Nói thật là Độ trụ và độ tròn tương đối giống nhau. Nhưng Độ tròn là chỉ xét tại các mặt cắt mà không quan tâm đến Tâm trục. còn độ trụ lại theo tâm trục.

Nghĩa là nếu độ tròn cứ tại mặt mắt bất kì nó thỏa mãn lệch lên xuống trong phạm vi cho phép là OK.

Nhưng Độ trụ là dựa trên 1 tâm, vẽ 2 vòng tròn đồng tâm qua trục, nếu dung sai mọi mặt cắt nằm trong 2 vòng tròn đồng tâm trên 1 trục đó thì OK

Vậy làm sao đo? Chú ý nha, chỗ này gây ra sự khác biệt giữa độ tròn và độ trụ

Độ tròn thì cùng 2 khối V ở 2 vị trí, Độ trụ này chỉ dùng 1 khối V dài trên khắp tiết diện trụ.

Khối L cũng vậy dùng 1 khối L trên toàn bộ chiều dài tiết diện trụ.

3.5 Độ cong biên dạng đường.

Cái này khá là ít thấy. ngày xưa mình có làm về ô tô thì thi thoảng có gặp nó vì vỏ ô tô đa phần là đường cong & mặt cong.

Nếu có mặt chuẩn so

Vậy đo kiểu gì?

・Phương pháp chép hình:

Nếu đã có 1 biên dạng mẫu, có thể úp thẳng lên nó để kiểm tra khe hở

Hoặc dùng thêm 1 pin chuẩn để tạo 1 khe hở đều rồi dùng thước chuyên dùng đo

・Chép hình dùng đồng hồ so(cái này khá giống cái máy đánh chìa khóa 😀 )

・Đo bằng 3D (Phương háp này lúc nào cũng ngon nhất 😀 )

Giờ là chỉ thị và cách hiểu ra sao:

Ở đây tại bất kì 1 mặt cắt nào thì vị trí đường cong cũng nằm trong phạm vi cho phép màu đỏ là OK

Nếu có thêm mặt chuẩn thì sao?

Thì đối với A là tập hợp các điểm trên mặt cắt song song với A, đối với B là độ nhấp nhô trên mặt cắt.

3.6 Độ cong biên dạng mặt

Chú ý: Trên đây là nói về BiÊN DẠNG ĐƯỜNG CONG chứ chưa nói đến Biên dạng mặt.

Rất dễ tẩu hỏa nhập ma với kiến thức này.

Nãy ở trên là biên dạng đường cho nên nó thông qua các mặt cắt. Còn đây là biên dạng mặt nên nó thông qua các điểm trên mặt.

Chuyện đo đạc chắc chỉ có thể dùng 3D là nhanh nhất.