Thiết kế máy(Factory automation)

Nhận làm template tự động cho ICAD bao gồm việc tự động điền vào khung tên hay tạo part list tùy ý theo từng khách hàng từ 3D theo yêu cầu!

Giới thiệu về nghề thiết kế máy tự động(Factory automation)

Chắc mọi người sẽ thắc mắc về thiết kế máy tự động là như thế nào, vậy nên mình sẽ có 1 video tìm ngẫu nhiên trên mạng để nói về công việc ngành mình đang theo đuổi.

Tiếng việt đầy đủ là: Máy tự động cho nhà máy.

Tiếng anh: Factory automation.

Khi nói đến máy tự động trong blog của mình thì mình chỉ đề cập đến các máy tự động dùng trong các nhà máy sản xuất hay lắp ráp. Như công ty mình làm thì có 4 nhánh chính: Mảng thiết bị ô tô, mảng Pin, mảng Thực phẩm, mảng thiết bị Y học, gần đây còn mở rông thêm các lĩnh vực khác nữa.

Công việc thiết kế ở đây là thiết kế từ con số 0 một thiết bị bất kì khách yêu cầu(có thể cải thiện máy sẵn có).

Để dễ hiểu hơn mình lấy ví dụ thế này: Bạn cần lắp ráp 1 triệu bộ công tắc điện mà bạn hay bật tắt đèn ở nhà trong vòng một tháng, bạn có sẵn các chi tiết nhỏ ví dụ như hình bên dưới.

ảnh tìm trên mạng về một cái công tắc điện

Công việc của mình là thiết kế ra 1 hay nhiều dàn máy để lắp các chi tiết này lại, tùy theo khách hàng mà sẽ có thể có các giai đoạn kiểm tra như kích thước, kiểm tra thông mạch, kiểm tra cách điện, dập, hàn chi tiết với nhau, kiểm tra kích thước sản phẩm, kiểm tra hình dáng bên ngoài, in lazer, in mực, dùng nhiệt để ép, ép pin ..vv Gần như mọi thứ khách muốn.

Và output của máy là hình bên dưới. có thể khách sẽ yêu cầu output phải đặt trong khay chẳng hạn.

Và để khi thiết kế thì mình chỉ có các bản vẽ của các chi tiết, rồi nghĩ đến cách thực hiện các công đoạn lắp ráp/ kiểm tra ra sao, dùng cái gì, chọn kích cỡ, tính toán thời gian hoạt động theo yêu cầu của khách, vẽ ra các cụm căn bản, lên bản vẽ 2D, 3D, lên bản vẽ lắp, chia ra các bản vẽ chi tiết, vẽ time chart, vẽ phân bổ dây dẫn khí, các thiết bị điều khiển khí nén, chân không, nếu khách không có thiết bị khí nén thì phải mua thêm thiết bị tạo khí nén hoặc chân không, kết hợp với bộ phận chuyên về điều khiển để bên họ làm phần cứng lẫn phần mềm, bố trí các thiết bị, mạch điện…. vv

Kết quả là mình sẽ phải thiết kế ra 1 cụm máy dài như video dưới này.(Cũng là đồ cóp nhặt trên mạng, cũng không phải dành cho sản phẩm hình trên kia.)

Bản reup thôi nhé, không phải của mình, không phải của công ty mình. Nguồn reup mình ghi rõ trong phần ghi chú của video.

Tùy theo quy mô sản phẩm, kích cỡ sản phẩm, số công đoạn mà kích thước máy sẽ rất khác nhau, không có quy chuẩn chung nào về kích thước. Cá nhân mình thì chia ra 3 cỡ:

  1. Cỡ nhỏ: Kích thước quanh tầm 2 ~ 3 mét vuông. Cỡ này một mình làm vừa sức
  2. Cỡ trung: có dài 1 chút khoảng 4 ~ 6 mét. Cỡ này tùy số công đoạn mà số người có thể thay đổi, nhưng đảm nhiệm chính chỉ 1 người công thêm một đến vài người phụ trợ.
  3. Cỡ lớn: tầm cỡ 1 Line dài vài chục mét, hoặc nối dài của vài máy với nhau: Máy này thì tùy mà có 1 đến vài đảm nhiệm chính, phụ trợ là cả 1 đến vài nhóm của một vài công ty ngoài, thậm chí kỉ lục của công ty mình là phải xây thêm 1 xưởng dài mấy chục mét chỉ để chứa một phần của line đó. và để kín hai xưởng dài mấy chục mét, vẫn phải thuê chỗ để của các công ty lân cận.

Trên đây là cái nhìn tổng thế về nghề thiết kế máy tự động. Hy vọng bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn về nghề mình đang theo đuổi.

Bình luận về bài viết này