Then là 1 chi tiết đơn giản nhưng cũng khá hay dùng trong thiết kế. trong khi học về chế tạo máy chắc các bạn cũng đã được học khá kĩ rồi nên mình chỉ nói qua cách chọn kích thước và cách thể hiện trên bản vẽ kĩ thuật ra sao thôi. Bài này cũng chỉ đi sâu về 1 loại then là then bằng vì nó dùng rất nhiều, thấy nó khắp nơi và tiêu áp dụng cho các chi tiết thông thường thôi nhé không dành cho các trường hợp đặc biệt.

Chọn kích cỡ then ra sao:

Kích cỡ then được tiêu chuẩn hóa sẵn theo kích cỡ của trục rồi, do vậy bạn chỉ cần tra theo tiêu chuẩn là ra các thông số cần thiết. Mình theo tiêu chuẩn JIS nên mình cũng sẽ lấy số liệu theo tiêu chuẩn JIS, cụ thể là trong JIS B 1301-1996. Vì chỉ cần 1 chút liên quan tới then nên mình cũng chỉ trích bảng tra cho dễ tìm hiểu nhé.

Dưới đây là bảng tra tiêu chuẩn then theo JIS

Đầu tiên là định nghĩa các kích thước.

Hình 1: Các định nghĩa kich thước khi tra cứu

Tiếp theo là kích thước then:

Hình 2: Trích tiêu chuẩn JIS B 1301-1996

Ví dụ bạn có 1 trục đường kính 35 chẳng hạn, bạn muốn tìm then phù hợp với đường kính trục đó thì sẽ tra như sau:

Trong bảng ở cột ① 適用する軸径d sẽ là kích thước áp dụng cho trục. mình sẽ chọn 30~38 vì 35 trong khoảng này. Suy ngược sang cột 1 là kích thước then là 10×8

trong phần ② bạn sẽ thấy có 3 kiểu khác nhau: một là 滑動形 tức loại lắc qua lắc lại, hai là thông thường 並級 và ba là 精級, mình hay dùng 並級 một phần vì giá gia công nếu không đòi hỏi gì đặc biệt vậy nên mình sẽ tìm được dung sai của kích thước b1 ở cột là 0/-0.036 và b2 ở cột là ±0.018, t1 ở cột ③ = 5, t2 ở cột ④ = 3.3 dung sai cho t1 và t2 đều ở cột ⑤ là +0.2/0

dung sai của then cũng đã được quy định tại cột bên phải của hình bên dưới (Phần キー本体)

Và cái quan trọng không kém là độ nhám bề mặt :

Yêu cầu độ nhám bề mặt khi làm then

Độ nhám bề mặt luôn là cái nhức nhối đối với những người mới vào nghề vậy nên đây như một phao cứu sinh lúc nào cần cũng co thể lấy ra để tra vậy.

Vậy bản vẽ sẽ trông như thế nào?

Mặc dù ở trên kia mình tìm được t1 =5 với dung sai +0.2/0 nhưng do mình đo từ dưới lên vậy nên dung sai sẽ là -0.2. Lí do vì sao lại đo từ dưới lên thì như thế này: Khi đo thực tế bạn có cái thước kẹp, vậy làm sao bạn đo được từ 1 điểm ảo đến đáy rãnh then? (đương nhiên là không phải không làm được vì chỉ cần quay ngược là thước lên đo sâu là xong) nếu đo từ dưới lên thì thuận tay khi kẹp thước hơn là đo sâu vậy thôi. Đây chỉ là cách nghĩ của mình thôi chứ không phải nó phải như thế mới đúng nhé 🙂

Tiếp theo là R0.2: trong bảng tra thì yêu cầu R từ 0.16 đến 0.25 nên để dễ vẽ mình hay lấy R0.2 (vì nó vẫn trong khoảng tra)

Trong Icad có gì hay:

Trong Icad cũng có cho phép gọi nhanh trục và lỗ có then để dùng được luôn. Trong phần 機械配置 sẽ có phần chọn①キー như trong hình mình muốn lấy cả cho trục lẫn lỗ nên mình sẽ chọn vào 穴軸

Tiếp theo là ② chọn kích thước của then, cuối cùng là điền đường kính trục.

Hình sẽ ra như hình bên dưới, bạn chỉ cần lấy lại cái then rồi cắt cho trục và lỗ là được:

Chúc các bạn 1 năm mới mạnh khỏe, vui vẻ và tràn đầy kiến thức.