Chắc một số bài viết của mình luôn nhấn mạnh một vấn đề: Đừng dạy thứ minh không biết.

Tuy nhiên hôm nay mình mới để ý là mình cũng đang dạy thứ mình k biết rõ.

Chuyện thế này: Con gái mình 6 tuổi, hôm về VN mẹ đã mua cho đôi giày trượt Patin. Con thì rất hào hứng tập. Nhưng bố(tức là mình) thì cứ cho là mình biết cách vì đã xem video cách đi thậm chí còn cho con xem, chỉ cho con là con phải thế này này, con phải thế kia..vv

Đây chính là dạy cái mình không biết đấy bạn :)))

Xem video rồi dạy còn thì có làm sao?

Lúc đầu khi mình chưa biết gì mình cũng nghĩ đơn giản lắm: Mình xem video dạy cách trượt rồi mình dạy con mình thì có vấn đề gì đâu? chắc k khó lắm đâu con(mình an ủi mình?) ạ, con chỉ cần xếp chân hình chữ V để con không bị ngã, con chống tay lên đầu gối để tập cho dễ hơn hay con đi từ từ thôi rồi dần con sẽ trượt được bla bla bla bla. Đấy mình dạy con những thứ mà ngay cả mình cũng k biết có thật là làm vậy có được không.

Cho đến hôm qua thì mình đã quyết định mua một bộ patin cho mình. Phần vì mình thích, phần vì muốn cổ vũ cho con tập. Và rồi thì bạn biết rồi đấy, mấy cái lời khuyên trên kia nó chỉ có một phần tác dụng thôi :)) Và cái quan trọng nhất mà các video kia không dạy cho mình là: phải siết giày chặt vào vì mình có thử và cảm nhận rất rõ là khi giày lỏng chân sẽ dễ trượt vì nó chỉ có 1 dãy bánh xe nên nếu siết k đủ chặt thì nó lỏng lẻo không vững chân được. Chân và giày phải như một tức là k có cảm giác lỏng lẻo thì mới có thể vưng trên 1 dãy bánh xe như vậy được. Giống như bạn đi trên đôi giày bình thường ý. Không cần phải ý thức đến việc chân mình có bị nghiêng hay không.

Đôi khi trong công việc cũng vậy, không phải lúc nào bạn cũng có điều kiện để có kinh nghiệm thực tế được nên đôi khi phải dạy “chay” thôi. Ngày xưa mình cũng từng thiết kế “chay” như vậy. Dù chưa nhìn thấy họ dập chi tiết như thế nào nhưng giảng cho mấy đời nhân viên mới cứ như là mình đang đứng trước cái máy dập để giảng cho nhân viên mới vậy :)) Nó cũng chẳng có gì xấu cả. Quan trọng là mình phải nhận thức được là mình chỉ đang dạy những thứ mình không rõ(hồi đấy thì mình chưa nghĩ vậy mà mình nghĩ là mình biết đủ rồi). Nó chỉ xấu khi bạn đem đi chém gió ở đâu đó hoặc khi chia việc cho đồng nghiệp của bạn, bạn sẽ nói là làm thế này này, làm bằng cách này này thì một là đồng nghiệp của bạn sẽ nghĩ bụng:thằng này chém gió. Nếu k may gặp phải đồng nghiệp thích làm xấu mặt thì họ sẽ bắt bẻ bạn(bắt bẻ chứ k phải thảo luận nhé) để bạn phải xấu hổ về kiến thức “chay” của bạn. Vậy nên hãy thận trọng với kiến thức của mình. Mình đi làm nhiều năm rồi nhưng vẫn thấy như chưa có gì trong bụng vậy :)) lúc nào cũng phải đi tìm hiểu, đi đọc chỗ này, đọc chỗ kia, thậm chí đi test thật xem nó có đúng thật không.

Ví dụ đơn giản như lần gần đây nhất là vụ làm máy hút chân không. Mấy năm trước thì nó vẫn còn ngon lành, tuy nhiên do đòi hỏi nâng cao năng xuất và tốc độ nên mình phải tăng thể tích bình chứa và năng lực bơm chân không. May mắn là các lần trước mình đều có kiểm tra lại thực tế xem có sai bao nhiêu so với tính toán hay không, từ đấy để lấy hệ số an toàn khi có thiết bị khác cần tính toán. và lần tăng năng lực máy bơm lần này cũng được đúng như ý đồ thiết kế. Vì một cái máy bơm chân không cho dung tích 60L thì không hề rẻ tí nào. Chỉ cần sai 1 cái là phải mua lại bơm mới, mỗi cái bơm đấy cũng tính bằng mấy trăm man mà lại 2 line cùng sản xuất nên nếu có thiệt hại sẽ là thiệt hại nhân 2.

Hoặc gần đây mình làm về 1 máy sơn bằng nhiệt(tiếng anh là Powder Coating) chẳng hạn. Máy dùng sơn dạng bột sau đó gia nhiệt cho chi tiết lên nhiệt độ khách yêu cầu rồi thả chi tiết vào thùng sơn bột đấy. Cái khó nhất của cái máy này là ở chỗ làm phần thân cho máy. Nó là cả 2 khối hàn lớn gồm ruột và vỏ ngoài của máy. Đây là lần đầu tiên mình làm một thiết bị mà thân chính hàn toàn bộ và vỏ ngoài hàn toàn bộ. vậy nên lần đầu mình biết đến thực tế sau khi hàn nó xảy ra chuyện gì, lần đầu biết đến vấn đề cách nhiệt giữa thành trong và vỏ ngoài của máy..vvv học được rất nhiều thứ, cũng bị lỗi chỗ này chỗ kia. Cái được nhất từ dự án đấy là kinh nghiệm về lò sơn nhiệt bao gồm vấn đề cách nhiệt, thổi gió nóng trong lò, tính toán công suất nhiệt, lường trước những vấn đề về hàn nguyên khối khung lớn, lần đầu biết đến công nghệ sơn này dù nó đã có bao đời rồi..vv.

Thực tế là ngưởi thầy tốt nhất của mình. Mỗi một máy mình làm xong là một lượng kiến thức mới lại đắp thêm vào kho kiến thức của mình Mà khổ cái là chưa lúc nào mình thấy đủ rồi cả, toàn thấy cái mới thôi. Vậy nên lúc nào mình cũng ở trạng thái nhân viên học việc :)) vậy nên đi đâu cũng chí dám nói là đang học việc chứ không dám ho he gì vì ngoài kia nhiều người giỏi lắm càng học nhiều thì lại càng thấy ít đi.