Phần này tiếp tục với chuyên đề Ghi kí hiệu dung sai với kí hiệu M khoanh tròn

Xét ví dụ này

3

 

 

Trong giáo trình về Dung sai hình như không nhắc tới vấn đề này. mà tên gọi chính thức bằng tiếng việt mình cũng chịu. Hồi trước đi làm nghề thiết kế ô tô rất hay gặp, nhưng dạo gần đây sang nghề chế tạo máy của mình thì chưa thấy. trong tiếng anh thì là  Maximum Material Condition (MMC)  bên Meslab thì có thấy mọi người dịch tạm là “Điều kiện vật liệu lớn nhất” người thì dịch là “Đảm bảo điều kiện trong phạm vi dung sai”.(Link ở đây)

Trong tiếng nhật thì là “最大実体公差方式” và giải thích sao cho dễ hiểu là: 最大・最小実体公差方式はボーナス公差とも言われ、幾何公差の緩和とコスト低減等を目的としているようです。造る側としては最大実体公差は頭に入れず、不幸にも完成品が公差値から外れた場合の救済に使用した方がいいいと思います。Tạm dịch như sau: người ta hay nói vui”Phương thức cho dung sai ở mức thực thể lớn nhất(/nhỏ nhất)”  là dung sai khuyến mãi nhằm mục đích dung hòa giữa giá thành gia công và sai lệch về hình dáng. Đối với phía người sản xuất mà nói thì nếu không may sản phẩm có không đạt chuẩn giá trị dung sai yêu cầu thì nó như 1 cách cứu giúp sản phẩm không biến thành đồ bỏ(tức là vẫn chấp nhận được)

 

 

Vậy Nếu kết quả đo như hình bên dưới(kích thước Thực tế hiệu lực là 10.0) sẽ tính là đường kính lớn nhất đo được(φ10.0) cộng với sai lệch song song đo được(0.1)

4

Còn nếu đo được kích thước nhỏ nhất là 9.8, sai lệch song song là 0.3 thì kích thước thực tế hiệu lực vẫn là 10.1(Phần kích thước nhỏ nhất bù vào sai lệch song song)

1

Điều này có nghĩa là khi có thêm M khoanh tròn thì giới hạn dung sai được mở rộng hơn(?).

Hình bên dưới sẽ cho thấy rõ: vùng màu vàng chính là do bù nhau giữa kích thước trục và độ sai lệch song song. Nếu đo ra kích thước 9.8 mà độ song song 0.3, Hoặc đường kính 9.9 mà độ song song 0.2, hoặc đường kính 10 mà độ song song 0.1 thì cả 3 trường hợp này đều chấp nhận được.

1

Quan hệ giữa đường kính trục và độ song song nếu gióng trên hình cứ nằm trong vùng vàng thì vẫn chấp nhận được(còn màu xanh nước biển thì chắc chắn ok).

Nếu chẳng may đường kính là 10.1 còn độ song song có là 0.05 thì cũng NG, hoặc trục 9.85 mà độ song song 0.35 cũng bỏ.

Chính vì vậy vùng chuẩn trước giờ theo quy định thì vẫn là vùng màu xanh nước biển, còn vớt vát là vùng màu vàng. Đây là lí do khiến ta gọi là dung sai khuyến mãi(đặc biệt).

Giờ lại xét 1 ví dụ khác

yếu tố đặt dung sai là Lỗ(nãy là trục)

1

Đầu tiên ta xét dung sai với M khoanh tròn thứ nhất

Ở đây do 75 là kích thước danh nghĩa (được đóng trong ngoặc) nên cứ xét trường hợp kích thước thực đo được là 75.25 lúc đó dung sai đã nằm ngoài khoảng có thể sử dụng được.

1

chỉ dùng 2 yếu tố dung sai thì sai lệch vị trí ở mức từ 0.4 đến 0.1, và như hình bên dưới cho thấy là đã NG.

1

Giờ xét đến M khoanh tròn thứ hai.

Tại chuẩn B ta dùng pin có dung sai đường kính là 0.1 chia đôi còn 0.05 giả sử nó lệch sang trái. Kết quả là Lỗ (chi tiết trên) có thể lắp vừa vào 2 pin.

1

 

Lúc này ta sẽ có biểu đồ như bên dưới

biểu đồ này đã thên phần của Chuẩn B vào.
Chú ý: Biểu đồ dùng để giải thích này đều là do tác giả(bài viết gốc) tự vẽ ra và đơn giản là mới chỉ xét 1 lỗ theo 1 phương. Nếu có nhiều hơn thì chắc sẽ tốn khá nhiều thời gian.

Lời khuyên: Nếu có thể thì hạn chế không nên dùng M khoanh tròn.

1

Nhưng nếu Dung sai cho phép bằng không thì sao?

1

Mặc dù sai lệch về vị trí bằng 0 nhưng vẫn áp dụng M khoanh tròn vào. Khi có M khoanh tròn ta sẽ thấy là có 2 tam giác như ở biểu đồ bên trên, nhưng khi dung sai bằng 0 thì nó lại biến đổi như hình bên dưới.

Nếu đường kính nhỏ nhất là Phi 8.12 thì dung sai vị trí là phi 0.12, còn khi đường kính nhỏ nhất là 8 thì dung sai vị trí phải bằng 0.

1

Với trường hợp này thì đường kính lỗ đã gia công là đối xứng nên phía người gia công cần chú ý.

 

Nguồn: dịch từ trang này