Hồi học trong trường, Dung sai là 1 bộ môn thực sự “kinh khủng” đối với mình. Vì bài học mang tính lý thuyết quá cao, và lúc học thì không biết nó có tác dụng gì nên hầu như chả biết gì hoặc biết mập mờ về Dung sai.

Và một điểm tệ hại ở phần đông sinh viên khi hỏi ở các diễn đàn là: không muốn hiểu, mà chỉ muốn câu trả lời cho bài tập của mình ngay lúc đó. Nhưng họ không hiểu rằng đó là 1 cách học giết chết họ trong tương lai. Vì làm được bài tập chỉ giúp họ qua được môn đó. Nhưng hiểu căn bản sẽ giúp họ cả đời không phải vất vả vì nó.

Vậy nên: hiểu thế nào cho dễ tưởng tượng, dễ suy nghĩ?

Câu trả lời đơn giản: Liên tưởng nó khi bạn đo đạc chi tiết. Đây chính là chìa khóa của mọi vấn đề mà khi mình trình bày lại về các khái niệm dung sai mình cũng sẽ dùng cách này để giải thích.

Vậy vì sao bạn cần Dung sai?

Tưởng tượng thế này: Tự nhiên cái bóng điện nhà bạn bị cháy, bạn cần thay thế nó. và chi tiết máy của bạn cũng vậy, khi bạn sản xuất ra nhiều sản phẩm thì việc “dễ dàng thay thế” là một đòi hỏi không thể thiếu được. Tuy nhiên thực tế lại phũ ở chỗ: Cùng 1 bản vẽ, cùng 1 người gia công, cùng 1 máy nhưng không thể cho 2 sản phẩm giống hệt nhau được. Chính vì cái thực tế phũ phàng này mà dung sai được sinh ra. Vậy nên việc chỉ ra phạm vi cho phép(khi thành sản phẩm kích thước thực nằm trong khoảng cho phép) là một điều rất quan trọng.

Có 2 loại dung sai khá đau đầu là Dung sai kích thước và dung sai hình học.

1.Dung sai kích thước: chỉ với 1 kích thước(ví dụ chi tiết rộng 30mm) mà có đến 3 cách ghi khác nhau.

một là ghi thẳng ra là kích thước 30 và trên khung bản vẽ ghi sẵn bảng quy định về dung sai cho phép. Người đứng máy tự tra. Ở Nhật thì có tiêu chuẩn Jis, còn ở VN thì mình chịu, nhưng đọc được trên diễn đàn Meslab có 1 bạn nói là dùng ISO 2768 (Link: Bấm vào đây)

và đây là hình minh họa

Với hình vẽ này ta sẽ thấy kích thước dài 30 nếu cấp độ trung bình thì dung sai là ±0.2

Cách ghi thứ 2 là điền thẳng giá trị dung sai vào bản vẽ

Capture

ngoài ra còn có các kí hiệu dung sai trong lắp ghép ví dụ 30h9 tức là 30+0/-0.087

Mấy cái này dễ hiểu、dễ tìm nên đến đây là hết về dung sai kích thước.

2.Dung sai hình học

2.1 Trước tiên là khái niệm Mặt(điềm/đường) chuẩn(Datum)

datum1

Tưởng tượng thế này: Trong xưởng làm việc luôn có 1 cái bàn chuẩn(khi nào đi làm sẽ thấy). Khi muốn đo đạc bất kì 1 kích thước hay dung sai của chi tiết(k phải dạng tròn) ta cần có 1 cái mặt “siêu phẳng & rộng” (trong chỗ mình làm việc thấy nó giống bàn đá, phẳng lì luôn) từ đó dùng các dụng cụ đo kiểm tra chi tiết của ta. Lúc đó ra có Mặt chuẩn A.(có nhiều từ để gọi về cái bàn chuẩn như: bàn map, bàn rà chuẩn, Granite Plates)

Bàn Map, Bàn rà chuẩn hay Granite Plates

Vậy là ta có thể dùng mặt chuẩn A này để đo cao dộ, kiểm tra độ song song, độ vuông góc vân vân.

Còn mặt chuẩn B và C tạm hiểu là 2 mặt vuông góc với nhau và vuông góc với chuẩn A.

2.2 Thứ tự ưu tiên của mặt chuẩn:datum thu tu uu tien

Về quy ước chung: Chuẩn ưu tiên theo thứ tự chữ cái A rồi đến B rồi đến C (tùy bản vẽ và các yêu cầu mà có thể có nhiều hơn nữa)

Với hình này mặt chuẩn A là mặt quyết định việc đặt chi tiết lên bàn “siêu chuẩn”, sau đó đến mặt B là mặt chiếu chính, và mặt C là hình chiếu trái.

3. Các loại sai lệch và thực tế ra sao?

3.1 Sai lệch độ thẳng:

Lí thuyết

Hình ví dụ Phương pháp kiểm tra
thang1 đặt 1 thanh thước thẳng chuẩn(dài tối đa độ dài chi tiết là tốt nhất) để tìm ra vị trí có khe hở lớn nhất. Kích thước khe hở sẽ do 1 dụng đo chuẩn nhét vào khe
thang2
 thang3 Với loại tròn này cũng vậy, dùng thước thẳng ke dọc theo trục tìm khe hở lớn nhất rồi đo như trên
thang4 Với kiểu kí hiệu này thì cần chống giữ 2 đầu của trục, cho xoay tròn quanh tâm. Khi đang xoay hết 1 vòng đồng hồ kim(đầu đo vuông góc trục) sẽ chỉ mức dao động. Muốn đo ở vị trí nào thì đặt đồng hồ đo ở đó.
thang5

Video ví dụ cho hình số 3:

Có 1 câu hỏi đặt ra. Nếu có Phi vào k có phi trong cách ghi trên thì có gì khác nhau? và cái nào thì có Phi?
Câu trả lời là Phi là dùng cho những trụ tròn, còn mặt phẳng thì k bao giờ có Phithang6

Với hình này: Mũi tên được áp vào mặt trụ tròn của chi tiết, nên nếu nhìn 1 cách phóng đại thì tâm của nó nằm trong vùng màu đỏ là OK(tâm nằm trong trụ tròn phi 0.05) trên mọi mặt cắt đo cùng trên 1 đồ gá

Nhưng cũng là trụ tròn mà không ghi Phi thì ghi thế nào? Lúc đó nó chỉ có 1 mũi tên hướng vào mặt. Cách đo như trên đã nói là sẽ dùng 1 thước thẳng ốp vào đường dọc trục hướng đi qua tâm. tìm khe lớn nhất rồi dùng thước chuyên dụng đo khe hở để kiểm tra

thang7
Dưới đây là chi tiết vuông

 thang8 thang9 Đo khe hở tại các mặt cắt vuông góc

Hết độ dài tối đa của 1 Blog, các bạn đọc tiếp ở phần 2.