3.7 Độ song song

ở P1 đã có độ phẳng cũng có nét giống cái này, nhưng phẳng là chỉ nói về 1 mặt tự bản thân nó. Còn độ song song là phải song song với cái gì, lấy gì làm chuẩn để so độ song song.

Chính vì nó phải có mặt so nên kí hiệu của nó luôn cần có mặt chuẩn để so cùng

heikoudowa-ku1

Ở hình trên, Nếu so mới mặt A mà mặt được mũi tên chỉ vào nhấp nhô trong mức 0.04 thì OK

Cách đo: Cái này khá phổ biến trong công việc nên rất dễ hiểu.

Chỉ cần đặt chỉ tiết sao cho mặt chuẩn A nằm trên bàn Rà, điều chỉnh đồng hồ so của Dụng cụ đo độ cao về 0 tại 1 điểm bất kì rồi di cái dụng cụ đó đến mọi điểm trên mặt được mũi tên chỉ vào. Nếu độ nhấp nhô nằm trong giới hạn 0.04 là OK. Ví dụ có điểm nằm ở -0.02 có điểm +0.03 là NG vì lúc đó vùng cho phép phải là 0.05

heikoudowa-kusokutei12

Hình trên thì có mô tả dùng 3 Jack nhưng trong thực tế ốp thẳng xuống bàn rà cho nhanh. và cũng tùy độ chính xác mà cách làm mỗi nơi sẽ có sự khác nhau.

Vậy nếu song song của lỗ so với chuẩn thì đây:

heikoudoana

Đường tâm, so với mặt chuẩn A 2 mặt song song với nhau nằm trong vùng 0.02 thì OK.

Phương pháp kiểm tra:

Video mẫu: https://www.youtube.com/watch?v=lc4CbIj6POg

Vẫn dùng đồng hồ so và bàn rà ốp mặt chuẩn vào, rồi đo 2 phía dưới nhất của lỗ, và đo 2 phía trên nhất của lỗ. độ lệch ở 2 kết quả đo sẽ cho ta sai số của chi tiết

2
Thế giờ có Phi thì sao?

heikoudode-tamuana

Phi cũng chơi chứ sao:

Lỗ A là chuẩn nên ta chọn 1 trục vừa khít, không lắc so với lỗ A, sau đó cho trục đó song song với bàn rà trước

heikoudoanade-tamunokennsilyou1

Sau đó ta lại đo lỗ cần kiểm tra giống như cách trên kia, tức là đo độ cao của lỗ cần kiểm tra.

heikoudoanade-tamunokennsilyou2

 

Như thế này là ra được nhỉ? tuy nhiên nó lại bị phụ thuộc 1 phần vào trục dùng để đo.

Ngoài phương pháp trên còn có phương pháp đánh thăng bằng giống cái thước của các bác thợ xây hình như tên nó là Nivo hay còn gọi là thước thủy.

 

Lí giải con số 0.04 trong độ song song này ra sao?

3

4

So với mặt chuẩn A, nếu di dụng cụ đo độ cao dọc theo mặt cần kiểm tra mà độ nhấp nhô trong phạm vi 0.04(2 đường đỏ ở trên) là OK.

Nếu là kiểm tra độ song song giữa mặt với mặt thì đơn giản, nhưng giữa lỗ với mặt thì khá phức tạp, Xu hướng dành cho đo đạc hiện nay chính là công nghệ đo 3D. Đương nhiên là dành cho những thức có độ chính xác cao rồi.

 

3.8 Độ vuông góc.

cái này cũng khá thú vị và nó thường rất hay gặp.

HÌnh dưới là nếu k có dụng cụ đo độ cao mà có mỗi cái đồng hồ so

5

Trường hợp dưới này là có dung cụ đo độ cao

6

Đặc biệt 1 chút: là khi so với lỗ ta dùng 1 trục phụ

7

Nếu có thêm Phi thì thế này:(Chi tiết được đặt trên bàn xoay để đo)

8

 

Vậy cách hiểu thế nào?

Đặt mặt đáy xuống bàn rà, cho dụng cụ đo chạy lên xuống, nếu đo toàn mặt(màu xanh) được đo nằm trong giới hạn cho phép(đường đỏ) là ok

9

Nếu chỉ có so với A thì nó sẽ xảy ra tình trạng như tranh dưới bên trái. Tức là so bới B nó có thể nghiêng trong giới hạn dung sai thông thường theo tiêu chuẩn đã quy định(tra bảng mới biết) Nên nếu muốn nó vuông góc với cả B thì thêm vào như hình bên phải

10

Vậy với trụ tròn thì sao? khi được biểu diễn như hình dười bên trái, thì nghĩa là Trục tâm trụ phải nằm trong đường tròn nhỏ(phi 0.1) ở hình chiếu bằng, còn nằm trong 2 đường song song như hình chiếu chính bên dưới.

11

Hồi đầu mới đi thực tập lắp ráp, mình cũng lơ nga lơ ngơ cách kiểm tra độ vuông góc với song song, vì nó có 2 cái dụng cụ khác nhau. Đo song song thì dùng dụng cụ đo độ cao. còn đo vuông góc thì dùng dụng cụ đo độ vuông góc

13
Đo độ cao

 

14
Đo độ vuông góc

3.9 Độ côn.

Cái này khá ít gặp, nhưng nên biết.

15

Khi đo đạc ta cần 1 dụng cụ có góc chuẩn đặt ở dưới làm mặt nghiêng của chi tiết biến thành song song với bàn rà. Dùng đồng hồ so để kiểm tra toàn mặt.

Với lỗ thì sao?

16

Dùng 1 trục tra vào lỗ, cũng vẫn dùng 1 chuẩn nghiêng rồi dùng thước đo độ vuông góc kiểm tra.

Cách suy nghĩ lí giải như hình bên dưới:

17

0.08 ở đây là toàn mặt đo nhấp nhô nằm trong phạm vi 0.08 thì ok, chứ k hẳn ;à góc trong vòng 0.08

Có Phi hay không có phi thì với các dung sai khác cũng khá giống. Phi thì là trục trong vòng trụ phi 0.1, còn không phi thì mặt nằm trong khoảng dao động 0.1

18

 

3.10 Độ đồng tâm(đồng trục):

Cái này cũng dùng nhiều lại khá dễ hiểu.

Ý nghĩa là Lấy A làm chuẩn, độ lệch cho phép của tâm trục chỗ kiểm tra so với A nằm trong phạm vi 1 trục tròn(mà tâm là trục của trụ A) phi 0.1.

douzikudo1

Cách đo đạc kiểm tra:

Thường thấy nhất và dễ hình dung nhất là khi tiện chi tiết dạng trụ này, chấu cặp của máy tiện kẹp mặt A, rồi để đồng hồ so vuông góc với trụ cần kiểm tra tại điểm bất kì. Xoay mâm cặp máy tiện thì độ nhấp nhô chính là khoảng dung sai của chi tiết.

1

 

Ví dụ như hình dưới này: max nhất là 0.08 nên ok. Ta có thể thấy đường đỏ biểu diễn cho trục của mặt cần kiểm tra so với trục chuẩn có chút lệch nhưng vẫn nằm trong phạm vi cho phép.

2

Vậy cái dưới này thì sao?

3

So với mặt chuẩn A, thì độ đảo mặt ngoài được khống chế. Cho A làm chuẩn xoay quanh, dùng đồng hồ so để kiểm tra độ đảo của mặt cần kiểm tra. lúc đó độ đảo lớn nhất là độ lệch tâm.

Về tương đối thì đồng tâm và đồng trục là giống nhau.

Cách đo đạc thì có: Dùng phương pháp đo tọa độ 3D, Dụng cụ chuyên dùng đo đồng tâm, hay như trên thì đo ngay trên máy tiện, hoặc dùng Khối V

 

ngoài ra còn có Độ đối xứng, đảo hướng tâm vân vân thì do ít ứng dụng thực tế nên sẽ tạm bỏ qua.

 

Vấn đề tiếp theo là những thứ liên quan tới việc ghi dung sai hình dạng lên bản vẽ và một số thứ khó tìm như kí hiệu M….

 

 

Đón xem ở phần 4